Khi doanh nghiệp khó, có DATC

Ra đời ngày 5/6/2003 từ Quyết định số 109/2003/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DN), mà nay là Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC), DATC chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thành lập vào năm 2023 tới đây.

Nhìn lại chặng đường gần 20 năm qua, từ những ngày đầu thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, tuy vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm và đồng thời hoàn thiện cơ chế chính sách, nhưng về cơ bản DATC đã hoàn thành tốt ngay từ những nhiệm vụ đầu tiên về xử lý các khoản nợ của ngân hàng Việt Hoa, ngân hàng Eximbank, Công ty Xuất nhập khẩu Ngũ Cốc,… để từ đó từng bước mở ra những chương mới trong quá trình hoạt động của mình.

Đến năm 2007, sau 5 năm thành lập, DATC lần đầu vượt mốc hơn 1.000 tỷ đồng tổng doanh số mua nợ. Cũng trong năm này, DATC thực hiện phương án đầu tiên gắn xử lý nợ với tái cơ cấu tại Sadico Cần Thơ. Từ một DN đứng trên bờ vực phá sản, Sadico được xử lý nợ, chuyển đổi thành công ty cổ phần, kinh doanh có hiệu quả, lên sàn giao dịch Hà Nội với mã chứng khoán SDG.

Sau thành công này, DATC tiếp tục mua và xử lý nợ gắn với tái cơ cấu thành công cho gần 200 DN thuộc các bộ, ngành, địa phương trải dài từ Sơn La đến Cà Mau. Qua đó, hỗ trợ giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần giải quyết nợ đọng bảo hiểm xã hội và thuế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương.

Hỗ trợ doanh nghiệp thành công cả trong giai đoạn “trũng” về cổ phần hóa Trong giai đoạn “trũng” về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ năm 2011 đến năm 2013, riêng DATC đã hỗ trợ cổ phần hóa thành công 33 doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn, chiếm 30% trên tổng số 113 DN thực hiện cổ phần hóa trong cả nước. Đặc biệt, giai đoạn 2014 - 2017, DATC đã nâng tầm việc mua và xử lý nợ với những hợp đồng có giá trị giao dịch lớn cả ngàn tỷ đồng tại các DN quy mô lớn.

Ngày 8/4/2022, DATC và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy công tác xử lý nợ xấu, đánh dấu sự nâng tầm trong mối quan hệ chiến lược giữa hai bên.

Với bề dày kinh nghiệm đã có, DATC được Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ hỗ trợ xử lý nợ để thực hiện tái cơ cấu nhiều tập đoàn, tổng công ty (TCT) và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lớn, trong đó có TCT Hàng hải Việt Nam (Vinalines), TCT Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC), TCT Dâu Tằm Tơ Việt Nam, TCT Cà phê Việt Nam, TCT Xây dựng Miền Trung, các TCT Xây dựng công trình giao thông 1,4,5,6,8 (Cienco 1,4,5,6,8), TCT Xây dựng Thăng Long, TCT Lắp máy Việt Nam, Công ty Haprocimex, Công ty thực phẩm Miền Bắc…

Trong xu thế hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, để hướng đến sự phát triển vươn tầm quốc tế, trong những năm qua DATC đã có những bước đột phá khi mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO), Công ty IGPI Nhật Bản,… và là đại diện của Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn các AMC công quốc tế (IPAF).

Cùng với việc hỗ trợ DN, hoạt động mua và xử lý nợ xấu của DATC cũng góp phần hình thành thị trường mua bán nợ tại Việt Nam và tạo ra các cơ hội để phát triển một số ngành nghề và định chế tài chính trung gian như định giá nợ, bán đấu giá nợ, sàn giao dịch nợ, công ty mua bán nợ, dịch vụ đòi nợ, công ty dịch vụ tư vấn tài chính thuộc các thành phần kinh tế khác.

Vẫn thiếu cơ chế đồng bộ cho hoạt động mua, bán, xử lý nợ

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song do tính chất công việc phức tạp, liên quan nhiều lĩnh vực, DATC cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động. Việc mua, xử lý nợ và tái cơ cấu DN theo cơ chế thị trường là lĩnh vực hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Khuôn khổ pháp lý cao nhất cho hoạt động của DATC đến nay là Nghị định 129/2020/NĐ-CP. Các hoạt động của DATC đều phải vận dụng dựa vào các luật, nghị định thuộc ngành, lĩnh vực khác có liên quan để thực hiện.

Trong khi đó, hệ thống cơ chế, chính sách xử lý nợ hiện nay mới chỉ tập trung vào các giải pháp mua, xử lý nợ xấu cho hệ thống các tổ chức tín dụng nhưng lại thiếu các chính sách hỗ trợ cho các con nợ là DN thực hiện tái cơ cấu, phục hồi sản xuất kinh doanh để tạo nguồn trả nợ. Các DN trước khi được DATC xử lý nợ, tái cơ cấu thường trong tình trạng yếu kém, tài chính thiếu lành mạnh, thậm chí trên bờ vực phá sản. Sau khi được DATC tái cơ cấu, DN cần có nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư… nhưng lại rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lịch sử tín dụng xấu hoặc không có tài sản đảm bảo.

Hỗ trợ doanh nghiệp thành công cả trong giai đoạn “trũng” về cổ phần hóa

Trong giai đoạn “trũng” về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ năm 2011 đến năm 2013, riêng DATC đã hỗ trợ cổ phần hóa thành công 33 doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn, chiếm 30% trên tổng số 113 DN thực hiện cổ phần hóa trong cả nước. Đặc biệt, giai đoạn 2014 – 2017, DATC đã nâng tầm việc mua và xử lý nợ với những hợp đồng có giá trị giao dịch lớn cả ngàn tỷ đồng tại các DN quy mô lớn.

Công tác phối hợp với các cơ quan liên quan chưa được thuận lợi, một số bộ, ngành, địa phương và DN không mặn mà phối hợp với DATC trong hoạt động tái cơ cấu DN.

Trước thực tiễn này, DATC đã có nhiều kiến nghị, giải pháp để nâng cao năng lực hoạt động của DATC và hiệu quả tái cơ cấu DN trong thời gian tới. Theo đó, khung khổ pháp lý cho hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu DN cần được hoàn thiện theo hướng luật hóa như kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới.

Công ty cũng kiến nghị được hỗ trợ bổ sung nguồn vốn kinh doanh hoặc tạo cơ chế xây dựng quỹ tài chính đủ lớn để đáp ứng nhu cầu thực tế của quá trình xử lý nợ xấu gắn với tái cấu trúc DN. Cùng với đó, Chính phủ có chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn; hỗ trợ khoanh, gia hạn và có cơ chế hỗ trợ xử lý đối với các khoản nợ đọng thuế, bảo hiểm xã hội đối với DN tái cơ cấu để tạo thuận lợi cho hoạt động xử lý nợ xấu và tái cơ cấu DN.

Để hướng tới giai đoạn mới với tầm nhìn và định hướng phát triển phù hợp, DATC đã hoàn thiện và báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển của Công ty giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2035; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án Tái cơ cấu DATC giai đoạn 2021 – 2025. Trong giai đoạn tiếp theo, DATC một mặt tiếp tục là công cụ của Chính phủ trong việc hỗ trợ sắp xếp, tái cơ cấu DN và xử lý khủng hoảng kinh tế (nếu có). Mặt khác, DATC sẽ từng bước mở rộng lĩnh vực hoạt động, phạm vi, đối tượng phục vụ theo hướng hình thành định chế tài chính đa sở hữu.

Xây dựng văn hóa dấn thân, dám nghĩ dám làm trở thành sức mạnh doanh nghiệp

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, DATC đã gặt hái được nhiều thành quả tích cực, được Đảng, Nhà nước cùng cộng đồng doanh nghiệp (DN) ghi nhận vai trò và đóng góp trong côngtácxửlýnợvàtáicơcấuDNnhờ những nỗ lực, cống hiến và sự dấn thân của các thế hệ lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty.

Theo Tổng giám đốc DATC Phạm Mạnh Thường, thành quả ấy có bị lãng quên hay được tiếp tục phát huy kế thừa phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm của thế hệ DATC hiện tại. Trách nhiệm đó không thể thành hiện thực nếu chỉ bước đi bằng lối mòn, kinh nghiệm và cách làm có sẵn. Ngược lại, nó được bắt đầu bằng việc phải luôn nghĩ khác, sáng tạo hơn, thoát ra khỏi những khuôn mẫu cũ với sự tiên phong, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong tâm thế và hành trang mới.


Thực tế, nhiều phương án xử lý nợ gặp khó khăn do tính chất phức tạp của khoản nợ, của tài sản đảm bảo hay thủ tục bán nợ nhưng nhờ tinh thần cầu thị, đổi mới cách làm, chấp nhận rủi ro và không sợ việc khó, DATC vẫn đàm phán thành công để xử lý các giao dịch giá trị hàng trăm hay hàng nghìn tỷ đồng tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài.

Trên tinh thần dấn thân trong công việc ấy, DATC xây dựng thành một giá trị cốt lõi trong văn hóa DN, đưa văn hóa dấn thân trở thành sức mạnh từ bên trong tập thể, bên trong mỗi cá nhân. Qua đó định hướng, khích lệ cán bộ nhân viên đặt niềm tin vào tiềm lực của bản thân để học hỏi, sáng tạo, vượt ra khỏi vỏ bọc an toàn, đương đầu với thử thách bằng nghị lực và tư duy tích cực.